Nguồn gốc Tình_trạng_khẩn_cấp_Malaya

Nhật Bản rút quân khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, để lại Malaysia với kinh tế bị phá vỡ. Các vấn đề bao gồm thất nghiệp, lương thấp, và lạm phát lương thực ở mức độ cao. Diễn ra náo động lao động với quy mô đáng kể, và một số lượng lớn các cuộc đình công trong giai đoạn 1946-1948. Trong thời gian này, chính quyền Anh nỗ lực nhằm khôi phục kinh tế Malaya, thu nhập từ các ngành thiếc và cao su tại Malaysia đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục bản thân kinh tế Anh thời hậu chiến. Những người kháng nghị bị đối xử khắc nghiệt, bằng các biện pháp như bắt giữ và trục xuất, còn những người kháng nghị ngày càng trở nên hiếu chiến. Ngày 16 tháng 6 năm 1948, hành động chiến tranh công khai đầu tiên diễn ra khi ba người quản lý đồn điền gốc Âu bị sát hại tại Sungai Siput, Perak.[4] Sự kiện Đảng Cộng sản Malaya (MCP) hạ lệnh tiến công phù hợp với chiến lược toàn cầu của Liên Xô.[5]

Người Anh đưa các biện pháp tình trạng khẩn cấp thành luật, đầu tiên là tại Perak nhằm phản ứng trước sự kiện Sungai Siput và đến tháng 7 thì mở rộng trên toàn Malaya. Theo các biện pháp, Đảng Cộng sản Malaya và các đảng tả khuynh khác bị cấm, và cảnh sát được trao quyền bỏ tù những người cộng sản, và những người bị ngờ ngờ trợ giúp cho cộng sản mà không qua xét xử. Đảng Cộng sản Malaya dưới quyền lãnh đạo của Trần Bình triệt thoái đến các khu vực nông thôn và thành lập Quân Giải phóng Dân tộc Malaya. Quân Giải phóng Dân tộc Malaya bắt đầu một chiến dịch du kích, nhắm mục tiêu chủ yếu là những ngành khai thác tài nguyên thuộc địa là khai thác thiếc và đồn điền cao su.

Quân Giải phóng Dân tộc Malaya một phần là tái lập Quân Nhân dân Malaya kháng Nhật- lực lượng du kích do Đảng Cộng sản Malaya lãnh đạo. Người Anh bí mật đào tạo và cung cấp vũ trang cho Quân Nhân dân Malaya kháng Nhật trong giai đoạn sau của Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân Nhân dân Malaya kháng Nhật giải tán vào tháng 12 năm 1945, chính thức trao lại toàn bộ vũ khí của họ cho chính phủ quân sự Anh. Các thành viên chấp thuận giải tán được cung cấp các ưu đãi về kinh tế, tuy nhiên có khoảng 4.000 thành viên từ chối những ưu đãi này và tiến hành hoạt động bí mật.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tình_trạng_khẩn_cấp_Malaya http://www.awm.gov.au/atwar/emergency.htm http://www.anzacday.org.au/history/malaya/malayama... http://britains-smallwars.com/malaya/index.html http://fesrassociation.com/archives/toc.htm http://findarticles.com/p/articles/mi_m0KNN/is_32/... http://books.google.com/books?id=zqXgTC4XgSEC&pg=P... http://www.roll-of-honour.com/Databases/MalayaPost... http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/20... http://books.google.com.my/books?id=_aPdeJinXGwC&p... //doi.org/10.1017%2FS0022463401000030